Trước khi giải quyết phương án sắp xếp đèn trường quay chúng ta phải hiểu rõ đặc điểm tính năng của thiết bị thu hình, phân tích nghiên cứu những đặc trưng phía trước của người dẫn chương trình, đồng thời cần xem xét những cách tạo hình khác (như kiểu tóc, màu sắc và chất liệu của trang phục,..) ảnh hưởng như thế nào tới tạo hình nhân vật để việc bố trí ánh sáng đạt tới hiệu quả hình ảnh lý tưởng nhất.
Trình tự bố trí ánh sáng thường là: trước tiên bố trí đèn nhân vật, sắp xếp đèn phông nền, sau đó sắp xếp đèn trang trí, cũng có thể sắp xếp đèn phông nền trước sau đó sắp xếp đèn nhân vật rồi mới sắp đèn trang trí. Cho dù chúng ta sắp xếp đèn nào trước cũng đều phải khống chế hiệu quả ánh sáng trong phạm vi hữu hiệu, che chắn những áng sáng phản xạ dư thừa, tránh hiện tượng những ánh sáng ở các góc độ góc quay cơ bản khác nhau làm nhiễu lẫn nhau ảnh hưởng tới hiệu quả tổng thể.
Thiết kế hợp lý ánh sáng trường quay
Diện tích ánh sáng đèn trường quay tin tức thông thường trong khoảng 40~80m2, cần thiết kế bàn MC, phông cảnh, máy quay phim. Đơn vị nào có điều kiện tốt thì dùng 2-3 cam, bố trí máy nhắc chữ và màn hình tín hiệu. Trước khi sắp xếp đèn phải căn cứ vào không gian và điều kiện thực tế của trường quay, ngoài ra trang trí, bàn bạc về phông cảnh và bàn phát thanh của các loại chương trình tin tức, bao gồm hình dáng, sắc thái, tỉ lệ lớn nhỏ, bị trí bày đặt,... Bời vì hình tượng chủ thể là người dẫn chương trình, lúc sắp xếp đèn cần dựa vào phông nền, ánh sáng khác nhau, tỉ lệ sáng khác nhau để tạo ra cảm giác nông sâu giữa người và cảnh. Trong ứng dụng thực tế, bàn phát thanh và cảnh nền phải giãn ra một khoảng cách, thường là không nhỏ hơn 2m để tạo ra không gian ánh sáng đầy đủ, để có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề nhiều sáng giữa nhân vật và cảnh nền xuất hiện trong lúc đánh sáng.
Bố trí ánh sáng chiếu phông nền
Lúc bố trí đèn đánh phông, chúng ta phải tránh hoặc làm mất đi những ánh sáng dư thừa do đèn chiếu phông chiếu vào chỗ của người dẫn chương trình, nếu không sẽ làm ảnh hưởng tới tạo hình nhân vật. Thông thường ở 2 bên phông nền, mặt chính diện hoặc mặt sau sắp xếp đèn theo hàng, phạm vi di chuyển của đèn có thể căn cứ vào cảnh vật để quyết định, tỉ lệ ánh sáng cũng theo cảnh mà sắp đặt. Có cảnh nền bản thân nó mang nguồn phát quang, có những loại kết cấu tương đối phức tạp có mặt lồi lõm, trong bố trí ánh sáng đã cần thể hiện tính đặc sắc của bối cảnh, còn phải xem xét bóng của ánh sáng do đèn tạo ra ảnh hưởng tới hiệu quả thẩm mỹ. Khi bố trí đèn có thể tiến hành phân loại chiếu sáng, tức là trước tiên sắp xếp theo mặt, sau đó sắp xếp theo điểm, phân biệt đánh sáng, lợi dụng tỉ lệ ánh sáng, sắc điệu nhạt làm nổi bật sự nông sâu của cảnh vật. Độ sáng của đèn bối cảnh phải thấp hơn đèn nhân vật, tỉ lệ thích hợp với đèn nhân vật nằm trong khoảng 1:1,5~1:2. Tóm lại, khi sắp xếp đèn bối cảnh cố gắng giảm thiểu bóng mờ, khống chế ánh sáng dư thừa đằng sau người dẫn chương trình, màu sắc thực tế không được quá đậm, quá hỗn tạp, nên dùng màu nhạt hoặc màu trung tính, màu quá nặng sẽ ảnh hưởng tới trang phục và hình tượng của MC.
Các nguyên tắc cơ bản về ánh sáng đối với phông nền xanh
Học cách chiếu sáng đồng đều phông nền xanh sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt hơn trong quá trình chỉnh sửa video. Chiếu sáng màn hình màu xanh lá khá đơn giản từ góc độ kỹ thuật, tuy nhiên nhiều DPs không có kinh nghiệm về công việc chroma key dễ mắc một số lỗi đáng tiếc trên phim trường.
Không giống như chiếu sáng phim truyền thống, đơn giản các diễn viên/ chủ thể chỉ cần đủ sáng là đã có một cảnh quay hoàn hảo. Đối với kỹ thuật quay phim bằng phông nền xanh đòi hỏi độ tương phản phù hợp với sắc thái của môi trường bằng cách cân bằng ánh sáng và bóng tối, sử dụng ánh sáng đối với phông nền xanh nhất định đồng đều và nhất quán.
Trong bài viết này freetuts sẽ mô tả thiết lập sử dụng ánh sáng lên phông nền xanh cơ bản chỉ bao gồm hai đèn nền. Hai đèn có thể là tất cả những gì bạn cần cho nhiều tình huống (chẳng hạn như thiết lập cuộc phỏng vấn), hãy nhớ rằng các nguyên tắc cơ bản được nêu ở đây có thể được áp dụng cho các thiết lập phông nền xanh rộng và lớn hơn - lúc này bạn sẽ cần thêm nhiều ánh sáng hơn.
Điều quan trọng nhất cần nhớ khi chiếu sáng phông nền xanh của bạn: bất kỳ khu vực nào của phông nền xuất hiện trong khung hình đều phải được chiếu sáng hoàn toàn đồng đều với độ sáng như nhau. Nếu phông nền của bạn được chiếu sáng thích hợp ở một bên nhưng lại thiếu sáng ở bên kia, người sáng tác hoặc biên tập viên của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có keying sạch sẽ, nghĩa là để xóa được nền trong khung Video này thực sự mất thời gian. Điều tương tự cũng áp dụng cho phông nền thừa hoặc thiếu sáng.
Cách bố trí đèn chiếu sáng phông nền
Giả sử nhu cầu của bạn tương đối đơn giản, có thể sử dụng tối thiểu hai đèn để chiếu sáng phông nền của mình. Sử dụng thiết lập được mô tả ở trên, tôi khuyên bạn nên đặt nguồn ánh sáng (có khuếch tán) ở hai bên của màn hình màu xanh lá cây (mỗi bên một nguồn), lùi lại một vài feet trên góc 45 độ.
Ngay lập tức sẽ cho kết quả khả quan và bạn có thể tinh chỉnh / điều chỉnh góc của từng ánh sáng để đảm bảo chúng không trùng lặp quá nhiều ở giữa phông nền trung tâm. Đản bảo 2 nguồn sáng đồng đều nhất có thể.
Nếu bạn đang sử dụng đèn ở 2 bên khác loại, có thể sẽ gặp một vài vấn đề về phơi sáng (thậm chí có thể còn tệ hơn về nhiệt độ màu). Tuy nhiên nếu không còn cách nào khác chúng ta có thể điều chỉnh khoảng cách của 2 đèn tới phông nền khác nhau, cố gắng phán đoán bằng cảm quan thị giác của bạn sao cho ánh sáng đều và mịn nhất.
Trong các dự án sản phẩm lớn hơn, bạn cần phải sử dụng thêm các nguồn ánh sáng từ trên cao, các nguồn bổ sung hoặc khuếch tán nhiều hơn. Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản mình đã đề cập sẽ là tiền đề và là quy tắc bất di bất dịch để áp dụng vào bất kỳ dự án nào khác.
Bố trí ánh sáng nhân vật
Sau khi bố trí đèn chiếu phông, chúng ta nên tắt đèn chiếu phông, tiến hành sắp xếp đèn chiếu nhân vật độc lập. Nếu ghi hình hai người nam nữ phải dựa vào đặc điểm khuôn mặt của hai người, quyết định vị trí của đèn chủ; nếu như khuôn mặt của hai người được ghi hình khác nhau tương đối lớn, cần thiết đặt đèn chủ phân biệt, vị trí cao thấp, góc độ của đèn phải dựa vào hình dáng khuôn mặt để quyết định. Đèn chủ là nguồn sáng chủ yếu để tạo hình nhân vật, xây dựng nên hình tượng nhân vật, thể hiện khí chất cũng như hình dáng nhân vật, góc độ và phương hướng của ánh sáng cũng phải dựa vào diện hướng của và đặc điểm khuôn mặt của nhân vật để quyết định. Trong điều kiện bình thường, đèn chủ nằm ở đối diện người dẫn chương trình. Khi đánh đèn MC là nữ thì bị trí đèn không nên quá cao hoặc quá chéo, đặc biệt là đối với MC trên mặt có nếp nhăn, độ cao và độ xiên của đèn phải nắm chắc kỹ thuật. Vị trí đèn chủ thường nằm trong khoảng 30~50°, độ cao phải dựa vào bóng của mũi ở mặt MC khi ngồi để quyết định. Nếu MC có sống mũi cao, vị trí đèn không nên quá chéo, đường sáng cũng không nên quá cứng, có thể dử dụng tấm lọc màu để thay đổi đường sáng. Cần chú ý: đèn đánh nhân vật nhất định không được tản xạ vào phông nền, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tầng lớp tổng thể.
Key light – Nguồn sáng chính
Nguồn sáng chính là nguồn ánh sáng chủ yếu của cảnh phim. Đó sẽ là nguồn sáng có cường độ mạnh và mang tính định hướng nhất trong toàn bộ cảnh phim. Đây là nguồn sáng được thiết lập đầu tiên và được sử dụng để chiếu sáng chủ thể hoặc diễn viễn.
Thông thường khi thiết lập ánh sáng trong studio, nguồn sáng chính được đặt về bên trái phía trước của vật thể (trục qua máy quay và đối tượng hợp với trục qua ánh sáng chính một góc 45o). Dĩ nhiên bạn có thể đặt ngược lại về bên phải. Nguồn sáng chính có thể đặt xoay một góc từ 20o đến 45o.
Điểm quan trọng:
Hạn chế đặt nguồn sáng chính quá gần máy quay. Việc này sẽ khiến cho ánh sáng trong cảnh phim trở nên phẳng và thiếu chiều sâu.
Khi nguồn sáng chính được đặt chếch về phía bên hoặc ở phía sau của người diễn viên, nó sẽ tạo ra một cảm giác drama/bí ẩn và nhìn chung sẽ làm tối khung hình.
Nguồn sáng chính là 1 trong 3 nguồn sáng quan trọng thuộc trong phương pháp bố trí ánh sáng 3 điểm.
Back light – Nguồn sáng ngược
Nguồn sáng ngược chiếu sáng diễn viên hoặc chủ thể từ đằng sau và thường được bố trí cao hơn chủ thể mà nó chiếu sáng. Nguồn sáng ngược có tác dụng tách chủ thể hoặc diễn viên với background, giúp làm rõ hình dạng cũng như tăng chiều sâu của chủ thể. Việc đánh ánh sáng ngược giúp chủ thể của bạn nổi bật và đa chiều hơn.
Điểm quan trọng:
Ánh nắng mặt trời trực tiếp đôi khi quá gắt để có thể sử dụng làm nguồn sáng chính chiếu sáng cho chủ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng như nguồn sáng ngược, ánh sáng mặt trời có thể làm nổi bật chủ thể của bạn.
Khi sử dụng mặt trời làm nguồn sáng ngược, bạn có thể dùng hắt sáng hay một tấm bảng trắng để phản chiếu và làm dịu bớt ánh sáng chiếu lên chủ thể.
Để tạo phong cách sillhouette (phong cách ngược sáng), canh sáng lấy chuẩn từ nguồn sáng ngược, loại bỏ nguồn sáng chính và nguồn sáng phụ.
Nguồn sáng ngược nếu được đặt phía sau diễn viên tại một góc nhất định và chiếu sáng một phần gương mặt diễn viên, nguồn sáng ngược này lúc đó được gọi là kicker.
Người ta hay sử dụng đèn ARRI 150 làm nguồn sáng ngược.
Nguồn sáng chính, nguồn sáng phụ và nguồn sáng ngược kết hợp với nhau tạo thành hệ thống ánh sáng 3 điểm.
Ánh sáng bổ trợ
Cũng được gọi là ánh sáng phụ, dùng để bù sáng những chỗ thiếu của đèn chủ, chiếu sáng bên mà đèn chủ chiếu không tới, giúp đèn chủ tạo hình nhân vật, làm gia tăng cảm giác tầng lớp chuyển tiếp, nó có tác dụng tăng độ sáng những chỗ bóng tối mà đèn chủ tạo nên. Ánh sáng bổ trợ phải áp dụng đèn kilo, tốt nhất là đèn kilo phản xạ 2 tầng, nếu là đèn spotlight thì lắp thêm tấm lọc màu trên kính chắn sáng. Dựa vào tình hình độ sáng, cũng có thể thêm 2 lớp tấm lọc màu, 1 lớp thêm thấu kính, 1 lớp khác thêm tấm lọc màu ở trên bandoor. Vị trí của đèn có thể dựa vào vị trí đèn chủ và hình dáng khuôn mặt MC để quyết định, thông thường ánh sáng của đèn bổ trợ không nên chiếu quá sống mũi, nếu không sẽ có bóng mũi hình cánh bướm, tỉ lệ độ sáng so với độ sáng đèn chủ thường từ 2:1~2:1,5.
Đèn đánh mặt
Dùng để chiếu sáng phần chính diện nhân vật, trị trí đèn thường chếch lên trên quá mặt của nhân vật, cách máy quay khoảng 30độ. Cũng có thể dùng hai đèn đánh mặt, trước tiên dùng đèn kilo chiếu sáng phần chính diện, sau đó dùng đèn loại nhỏ thêm ánh sáng chiếu mắt, đặc biệt khi MC có mọng mắt hoặc sử dụng máy nhắc chữ, nhất định phải sử dụng đèn chính diện, nhưng nếu dùng tấm chắn sáng sẽ không có lợi cho ánh sáng tạo hình nhân vật. Nếu MC có mọng dưới mắt cần dùng ánh sáng độc lập ở góc độ thấp để bổ sung, khi đó phải loại bỏ những ánh sáng dưới sống mũi, nếu không bóng mũi sẽ có hình củ tỏi, lại ảnh hưởng tới mỹ quan. Diện quang phải hỗ trợ đèn chủ tạo hình, khiến diện mạo nhân vật có độ nổi. Ánh sáng chiếu mắt phải dựa vào con ngươi của MC để làm tốt, không thể có một vùng hoặc nhiều điểm. Khi MC ghi hình, răng lưỡi phải thấy rõ ràng, tự nhiên, mà phải điều chỉnh độ sáng, cố gắng giảm thiểu các bóng mới tạo ra, đặc biệt là bóng ở vòm họng dưới và bối cảnh, nếu không chính diện sẽ tỏ ra hỗ độn, hình ảnh không chuẩn.
Ánh sáng lưu động
Trong điều kiện đặc biệt tạm thời dùng để bổ dung cục bộ. Ví dụ như khi MC mặc trang phục màu đậm, không thể hiện được màu sắc trang phục, cảm nhận thì phải tăng cường cục bộ. Điều cần chủ ý là nhất định không để ánh sáng dư thừa chiếu đến mặt MC, phải dùng tấm chắn sáng để chặn ánh sáng thừa. Có lúc MC do mất ngủ hoặc nguyên nhân khác mà xuất hiện tình trạng hai gò má không đều, có thể dùng đèn lưu động lắp tấm lọc màu để bù sáng ở bên má gầy hơn. Ánh sáng lưu động không nên quá sáng, bình thường dưới 1KW.
Kỹ xảo sắp xếp đèn
Ánh sáng tạo hình nhân vật trong đèn trường quay
Sau khi MC trải qua các phương thức tạo hình khác nhau, kỹ thuật viên sánh sáng phải dựa vào đặc điểm hình dáng của MC để tiến hành phân loại đèn tạo hình. Kiểu tóc dài ngắn, mức độ trang điểm, dùng phần nhạt đậm, kiểu dáng trang phục, màu sắc... không có lợi cho ánh sáng tạo hình, những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phương thức bố trí đèn cũng như hiệu quả tạo hình. Đồng thời, cần xem xét yêu cầu thẩm mỹ hợp lý của MC, có người béo, gầy hoặc nguyên nhân khác, cần dùng đèn để thể hiện một cách chính xác hình mẫu ban đầu so với diện mạo đã được tô điểm. Cần chú ý , cho dù áp dụng phương thức nào tiến hành tạo hình đều phải phù hợp với phong cách chủ thể.
Sắp xếp đèn chủ
Khi ghi hình một người thông thường lấy hình nhân vật ở trung gian hình tượng, lược bỏ một bên; ghi hình hai người ngồi chủ yếu là từ vai ngoài của hai người lấy vào, tức là nhân vật bên trái hướng mặt sáng bên phải, nhân vật bên phải hướng mặt sang bên trái. Vị trí đặt đèn chủ cần dựa vào mặt của MC và hướng ghi hình, mặt và người hướng sang bên nào thì đèn chủ đặt ở bên đó. Khi ghi hình hai người, đèn chủ có thể chia nhau đan xen chiếu rọi, tức là đèn bên trái chiếu người bên phải và ngược lại, như vật có thể khiến tạo hình nhân vật vẫn tốt, không bị biến dạng. Có lúc sẽ gặp tình trạng khuôn mặt của MC không cân xứng, đèn chủ cần đặt ở bên khuôn mặt cân đối, làm cho bên đó nổi bật hơn, mặt khác để che lấp đi chỗ thiếu hụt; mà phía khuôn mặt gầy nhỏ sau khi đèn chủ tạo hình nhìn sẽ rất đẫy đà, ánh sáng quá độ sinh ra tương phản khiến phía kia nhìn tương đối tối, tổng thể tỏ ra đều đặn. Nếu gặp trường hợp ánh mắt trên khuôn mặt mâu thuẩn với chỗ thiếu hụt, cần đổi vị trí của MC.
Có một số MC có khuôn mặt đầy đặn nhưng hai cánh mũi nổi bật hoặc một bên có bóng của mũi, mà lại có mọng mắt, khi sắp đèn thì đèn chủ phía trước không thể quá chéo, nếu như cần gầy đi một chút, có thể tăng độ sáng của đèn tương ứng; đèn phía sau thì cần hạ thấp đến vị trí thích hợp, hoặc điều chỉnh độ chéo của đèn. Điều kiện kể trên đa số đèn chủ ở vị trí không tốt do điều kiện khách quan. Nếu đèn chủ điều chỉnh tới vị trí tốt nhất cũng không thể tránh khỏi hiện tượng trên, có thể dùng một đèn công suất nhỏ, độc lập chiếu mọng mắt, nhưng phải chặn ánh sáng dư thừa; cũng có thể điều chỉnh độ sáng của máy quay phù hợp làm ánh mắt, khuôn mặt của MC và đèn tạo thành góc độ tốt nhất. trong điều kiện đặc biệt, phạm vi độ chéo của đèn chủ có thể đến khoảng 85độ, cách sắp xếp này thường hay dùng với MC nam hoặc những MC có khuôn mặt không nổi bật. Khi áp dụng cách bố trí đèn này, độ chéo của đèn bổ trợ phải nhỏ, nắm chắc tỉ lệ ánh sáng, nếu không sẽ tạo hiện tượng ánh sáng xen lẫn nhau, khiến khuôn mặt MC tỏ ra mập mạp; mà đối với MC nữ sắp xếp đèn không nên sử dụng vị trí đèn có độ chéo lớn, có thể điều chỉnh độ sáng thích hợp.
Sắp xếp đèn cho MC nữ
Khi đánh đèn cho MC nữ, gần căn cứ vào khuôn mặt, hình thể, khí chất, kiểu tóc khác nhau để tiến hành trang điểm. Còn phải dựa vào hình tượng của MC, tiến hành xây dựng hình ảnh hợp lý, lựa chọn chính xác đèn và phương án sắp xếp đèn.
Khi đánh đèn cho MC nữ, vị trí đèn không nên quá cao, quá chéo, nếu không sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả da phía trước. Trong điều kiện thông thường, với MC có mặt trái xoan, độ chéo của vị trí đèn chủ khoảng 30~45 đọi, độ cao thường ở khoảng 35độ so với tầm đầu của MC, khoảng cách giữa đèn và người ở trong khoảng 2,5m. Nếu muốn tăng đường nét của nhân vật hoặc ghi hình gầy đi một chút thì điều chỉnh độ cao và độ chéo của đèn tăng lên một cách hợp lý, còn làm ngược lại thì giảm độ cao và độ chéo nhưng cần phải sắp xếp đèn bổ trợ và đèn chính diện. Bình thường, độ cao đèn bổ trợ nên thấp hơn đèn chủ. Nếu đèn chủ là đèn Spotlight, phải sử dụng tấm lọc màu để ánh sáng dịu hơn một chút, đèn bổ trợ tốt nhất nên dùng đèn kino 2 lần phản xạ, khoảng cách giữa đèn và nhân vật phải lớn hơn đèn chủ để làm tăng độ dịu cũng như độ tản xạ của đèn. Đèn chính diện sử dụng đèn Spotlight thêm tấm lọc màu, nếu là ghi hình 2 người thì dùng 2 đèn chính diện. Cần chú ý: bóng do đèn tạo ra phải sạch, không được nhiễu lẫn nhau. Đèn chiếu ngược (backlight) sử dụng đèn Spotlight, vị trí đèn phải xem tình trạng kiểu tóc, loại tóc, độ bóng, vị trí đèn không nên quá cao, quá đỉnh, có thể dùng 1 đèn phản xạ kép làm đèn đỉnh, vị trí đèn ở trên chính giữa MC, không được ở trước, nếu không sẽ phá vỡ tạo hình khuôn mặt, tạo ra bóng. Nếu như MC tóc xoăn to mà lỏng không bóng, có thể tăng độ sáng đèn backlight, và đèn trên đỉnh sẽ làm nổi bật hình dáng và chất tóc. Kiểu sắp xếp đèn này nhanh gọn, diện bộ sạch sẽ, ít bóng, hình ảnh tự nhiên.
Xử lý bóng của nhân vật
Khi đánh đèn thường gặp những bóng do ánh sáng tạo hình sản sinh ra, như bóng ở mũi, bóng ở gáy, bóng ở hốc mắt và bóng ở phông, vừa ảnh hưởng tới tạo hình nhân vật vừa ảnh hưởng tới hiệu quả tổng thế của hình ảnh. Khi đánh đèn, trước tiên nên căn cứ vào đặc điểm nhân vật, ý đồ tạo hình, sắp xếp vị trí đèn chủ chính xác; tôt nhất chọn vị trí đèn cuối cùng, nếu xuất hiện những bóng vừa nói cần xử lý phân biệt. Như: khi độ sáng của đèn chủ hợp lý nhất lại tạo ra bóng, có thể sử dụng tấm lọc màu để làm giảm bóng tạo ra, hoặc giảm độ chéo (xiên) của đèn nhỏ hơn một chút, giấu bóng đằng sau vai nhân vật, chú ý tạo hình và ánh sáng, sau đó sử dụng đèn bổ trợ có ánh sáng dịu hơn đèn chủ để tăng độ nhạt, khi dùng đèn bổ trợ cần điều chỉnh độ chéo và độ sáng của đèn, sau đó dùng đèn chính diện bổ sung. Cần chú ý: đèn chủ, đèn bổ trợ, đèn chính diện vị trí độ cao, độ xiên có liên quan mật thiết tới độ sáng, khi xuất hiện bóng dưới điều kiện ánh sáng chủ thể đã thiết đặt, có thể dùng một đèn công suất nhỏ dùng tấm lọc màu để ở vị trí chếch 20 độ với đèn bổ trợ, thấp hơn mặt nhân vật để thêm sáng, nhưng phải chú ý dùng tấm chắn sáng hoặc bảng đen đặt trên chân đèn ngăn chặn những ánh sáng hắt lên phía trên cằm của MC.
Xử lý bóng trên phông nền, tạo ra bóng trên phông nền có 2 loại: một là đèn chính diện thấp, hai là khoảng cách giữa MC và phông quá gần. Giải phảp giải quyết là: đầu tiên kiểm tra khoảng cách giữa camera? bàn MC? Phông nền có không gian thừa hay không; tiếp theo đặt đèn chính diện ở trên chính giữa camera hoặc nâng cao đèn chính diện lên, nếu vì nâng cao đèn chính diện mà tạo ra hình ảnh v…, miệng lưỡi răng không có ánh sáng tới thì dùng thêm 1 đèn công suất nhỏ thêm tấm lọc màu và bandoor hoặc tầm chắn sáng khống chế ánh sáng tản xạ, nếu không ảnh hưởng tới tầng lớp nhân vật khác, đèn phải đặt một bên đèn bổ trợ so với camera.
Xử lý ánh sáng lốm đốm trên phông nền
Trước mắt tạo ra phông nền ghi hình tin tức có 3 loại: (1) dùng vật liệu gỗ hoặc kim loại tạo ra kết cấu, nội dung phông sử dụng thủy tinh tạo ra hình ảnh khác nhau, lại làm mờ ánh đèn hoặc đèn ngũ sắc chiếu vào; (2) dùng đèn chiếu ra hình ảnh; (3) tạo ra các hình thái, hình vẽ cảnh thực, chiếu ra những hình có màu sắc chuyển tiếp. Khi đánh đèn cho 2 loại phông đầu tiên, thường xuất hiện ánh sáng phản quang thậm chí nhiều vết lấm chấm, gây nên khó khăn cho việc đánh đèn. Để giải quyết vấn đề này, lúc đánh đèn cố gắng khống chế ánh sáng nhân vật trong phạm vi hữu hiệu, ngăn chặn những ánh sáng dư thừa. Khi làm bối cảnh có thể áp dụng 2 phương pháp: (1) đặt đế của khung phông trên bánh xe, có thế chuyển động, lấy điểm giữa làm giới hạn, nếu điểm phản xạ ở bên trái thì dịch chuyển bối cảnh sang bên trái là có thể tiêu trừ đốm sáng thừa; (2) khi thiết kế khung bối cảnh, trên khung làm những thanh vuông góc song song với nhau, cố định mặt sau của khung với khung hình vẽ to hơn một chút, khi lắp đặt nghiêng hình vẽ về phía trước so với phía sau khoảng 15~20cm, tạo thành hình dáng nghiêng về phía trước, như vậy có thể tránh được đốm sáng.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các thiết bị điện, chuyên kỹ thuật điện, thiết bị điện công nghiệp, kỹ thuật điện quận 7, kỹ thuật điện tphcm, kỹ thuật điện việt, bộ hẹn giờ, thiết bị tự động công nghiệp, van điều khiển tuyến tính, đồng hồ nhiệt honeywell, shihlin, carlo gavazzi việt nam, can nhiệt pt100, k, relay kiếng, jack cắm, cảm biến siêu âm, bộ chuyển đổi tín hiệu, dây bù nhiệt,...
Website : https://kythuatdienviet.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét