Trong hầu hết các bộ phim lớn, người quay phim sẽ có nhiều sự lựa chọn về ống kính, vì kinh phí của họ cho phép điều này. Còn nếu bạn là một nhà làm phim độc lập hoặc làm phim tài liệu, kinh phí của bạn sẽ nhỏ hơn rất nhiều – số lựa chọn về ống kính trở nên khá giới hạn. Vì vậy mà nhiều nhà quay phim độc lập đã chọn ra ba loại ống kính cơ bản mà ai cũng cần có.
Là một người làm phim tài liệu, phần lớn thời gian làm phim, tôi chỉ dùng hai loại lens là 50mm prime và lens 70-200mm của Canon.
Nếu có một thứ mà những người làm phim độc lập mong muốn có được ngoài thời gian, năng lượng, tiền và bạn bè ở Hollywood là người muốn biến giấc mơ sáng tạo thành hiện thực, nó là giá trị sản xuất.
Có rất nhiều điều mà bạn có thể thêm vào project của bạn mà không làm tăng chi phí, như là chuyển động máy quay.
Điều tuyệt vời nhất về các chuyển động máy quay này là chúng không yêu cầu bạn phải sử dụng các thiết bị đắt tiền. Không dolly, không gimbal. Chỉ cần tay, chân và có thể là tripod nếu bạn muốn.
Chuyển động đi theo
Chuyển động này cực kỳ hợp cho MV. Ý tưởng đằng sau nó là đi theo chuyển động của chủ thể để khiến cho shot quay trở nên sống động hơn. Mẹo ở đây là không chỉ di chuyển cùng hướng với chuyển động mà còn cần phải di chuyển ở cùng tốc độ.
Nó có thể chỉ là một cái gì đó nhẹ nhàng, tinh tế, như một cú pan nhanh từ trái qua phải, hoặc nó cũng là một cái gì đó hơn thế… tôi không rõ lắm… cái gì đó vui nhộn như một cú xoay vòng 360 độ.
Bumps and Pops
Chuyển động máy quay này trông giống như tên của nó đã gợi ý: sắc sảo, nhanh và đột ngột. Nó là một cách thú vị để thêm động năng cho shot của bạn mà không làm khán giả mất tập trung khỏi đối tượng. Nếu bạn đang quay trên tripod, bạn có thể để đầu dầu ở chế độ xoay linh hoạt nhất, di chuyển máy quay vòng quanh một cách tự do. Hoặc bạn cũng có thể khoá chặt đầu dầu và đánh vào đó để tạo hiệu ứng ‘bump’.
Chuyển đổi bên trong máy quay
Khớp chuyển động: chuyển động từ shot này sang shot khác có thể gây khó khăn cho việc hậu kỳ. Nhưng khi dùng chuyển động máy quay như một chuyển đổi bên trong máy quay sẽ cho phép bạn dễ dàng chọn điểm cut. Nếu bạn khớp chuyển động của máy quay và đối tượng trong một shot với shot tiếp theo trong timeline, vấn đề bạn phải xử lý không chỉ là việc giấu vết cắt mà nó còn là việc làm sao để tác phẩm của bạn trông phong cách và chuyên nghiệp hơn.
Khớp điểm-thú-vị: ý tưởng phía sau kỹ thuật này là một kiểu chuyển động giữ nguyên điểm-thú-vị, hay trọng tâm của shot, trong cùng một khu vực chung của khung hình từ shot này sang shot khác. Vậy, nếu điểm-thú-vị nằm ở trung tâm khung hình trong shot đầu tiên, shot tiếp theo mà bạn cắt sang cũng cần có điểm-thú-vị nằm ở vị trí tương tự. Điều này cho phép khán giả thư giãn và tận hưởng video thay vì phải tìm kiếm trong khung hình để thấy được thứ mà họ nên chú ý đến.
Freeze n’ Switch: Để đối tượng thực hiện một hành động và sau đó đóng băng nó. Lấy một ảnh tham chiếu và thay đổi thứ gì đó trên set, dù nó là ánh sáng hay màu sắc, quần áo hay bất cứ thứ gì khác mà bạn muốn. Để chủ thể đi vào đúng vị trí mà họ đứng khi họ bị ‘đóng băng’ và nhấn record. Dựng các shot đó với nhau và tạo ra hiệu ứng in-camera khá dễ thương.
Trượt
Nếu bạn có chân máy, nghiêng toàn bộ rig về phía trước, dồn trọng tâm vào hai chân để thực hiện một cú trượt. Nó là một chuyển động máy quay dễ và đơn giản (theo đúng nghĩa đen) mà bạn không cần dùng nhiều thiết bị hay tiền mới thực hiện được. Bạn cũng có thể thực hiện nó theo hướng ngược lại hoặc sang hai bên để có được các shot thú vị.
Dừng lại
Đôi khi chuyển động máy quay hoàn hảo nhất không tồn tại. Jordy nói rằng tất cả các chuyển động máy quay được tạo ra cần được dừng lại. Vậy nên nếu bạn đang di chuyển máy quay một cách điên cuồng, hãy làm chậm chuyển động lại hoặc dừng hoàn toàn để tạo ra sự tương phản đầy thú vị mà người xem chắc chắn sẽ chú ý tới.
Với phim tài liệu truyền thống, zoom lens vẫn là một công cụ cần thiết. Hai loại ống kính mà bạn nên thường sử dụng trong hầu hết thể loại, và một loại dùng cho việc làm phim tài liệu cùng một loại dùng trong việc làm phim độc lập.
Hai loại prime lens cần phải có
28mm Prime
Dù cho bạn đang thực hiện project nào, bạn vẫn cần một ống kính góc rộng và 2mm prime là một lựa chọn tốt. 28mm là một điểm cân bằng giữa 21mm và 35mm. Nó không quá rộng và không quá hẹp, nó vừa đẹp. Và hơn nữa, đó là một lens vô cùng phù hợp cho steadicam hay shoulder rig.
Các loại phổ biến:
Canon EF 28mm f/1.8 – $510
Zeiss Prime 28mm f/2.0 – $1283
Zeiss CP.2 28mm T2.1 – $3990
Schneider PC-TS 28mm f/4.5 – $6799
1.2 50mm Prime
Canon 50mm
Cần phải nhắc lại rằng 50mm là loại lens mà tất cả mọi người nên có, hoặc nên dùng trong mỗi sản phẩm. Nó mô phỏng góc nhìn giống của người hơn bất kỳ ống kính nào khác, và nó là ống kính được các nhà làm phim mọi thời đại ưa thích. Công nghệ phía sau các lớp kính cực kỳ ấn tượng, tuy thế, một ống kính 50mm chất lượng cao cũng không hề quá đắt đỏ.
Các loại phổ biến:
Canon EF 50mm f/1.4 – $349
Rokinon Cine DS 50mm T1.5 – $549
Zeiss Prime 50mm f/1.4 ZE – $725
Canon EF 50mm f/1.2L – $1349
Zeiss Compact Prime 50mm T2.1 – $3999
Các lựa chọn cho ống kính thứ 3
Đối với làm phim tài liệu: ống kính zoom 70-200mm
70-200mm là ống kính cần thiết cho phim tài liệu truyền thống, khi những nhà làm phim cần ghi hình với tốc độ cao. Ống kính này có ba phiên bản với ba mức giá khác khau. Phiên bản f/4.0 rõ ràng là không nhanh bằng phiên bản f/2.8, và sự khác biệt giữa f/2.8L và f/2.8 ISII là không đáng kể.
Các loại phổ biến:
Canon 70-200mm f/2.8 IS II – $1999
Canon 70-200mm f/2.8L – $1249
Canon 70-200mm f/4.0L – $599
Tamron 70-200mm f/2.8 – $769
Sigma 70-200mm f/2.8 – $1149
Đối với làm phim độc lập: 85mm Prime
Bạn sẽ không cần quay vội vàng trong một dự án phim điện ảnh. Các cảnh của bạn sẽ được lên kế hoạch chặt chẽ, cho phép bạn đặt máy quay trên chân máy. Hơn nữa, chật lượng hình ảnh của một ống kính zoom dù có tốt thế nào cũng không thể so sánh được với chất lượng hình ảnh của một ống kính prime.
Các loại phổ biến:
Ziess Telephoto 85mm f/1.8 – $1283
Ziess Compact Prime 85mm T2.1 – $1999
Rokinon Cine 85mm T1.5 – $399
Bạn không có ống kính nào cả? Không vấn đề gì.
Nếu ngân sách của bạn quá eo hẹp và không thể mua được bất kỳ ống kính nào được nhắc đến ở trên? Vậy thì cũng đừng lo lắng. Đó không phải là điều gì quá bất lợi.
Rất nhiều nhà làm phim đã giải quyết vấn đề này một cách rất đơn giản bằng việc thuê lens cho mỗi dự án của họ. Nói vậy không có nghĩa rằng bạn không cần phải mua thiết bị. Đôi khi các nhà làm phim tìm cách tiết kiệm chi phí của mình bằng việc thuê những người quay phim có sẵn thiết bị.
Hơn nữa, điều quan trọng nhất là kỹ năng bố cục khung hình của bạn. Nếu bạn làm tốt điều này, bạn sẽ không phải lo lắng quá về vấn đề thiết bị.
Quy tắc một phần ba tạo dáng chụp ảnh đẹp là một công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để thiết lập quyền lực cho nhân vật trên màn hình.
Hầu hết mọi người, dù là người mới bắt đầu hay là dân chuyên nghiệp, đều biết về quy tắc một phần ba. Nhưng nếu bạn chưa biết, thì về cơ bản nó là một quy tắc bố cục khung hình trong đó khung hình được chia làm ba phần theo chiều dọc và ba phần theo chiều ngang, chia thành các phần nhỏ hơn và tạo ra các giao điểm giúp bạn bố cục khung hình sao cho cân bằng và hài hoà về mặt thẩm mỹ.
Nhưng quy tắc một phần ba làm được nhiều hơn thế – nó còn giúp thiết lập ưu thế/địa vị cho nhân vật.
Để hiểu được điều này, mời các bạn tham khảo video dưới đây từ John Tindell, trong đó anh phân tích những yếu tố cơ bản của quy tắc một phần ba và giải thích cách mà một số nhà làm phim vĩ đại trong lịch sử dùng nó để mô tả cuộc đấu tranh quyền lực mang tính biểu tượng trong các bộ phim của họ.
Như bạn có thể thấy trong video, rất nhiều quyền lực và tầm quan trọng được trao cho chủ thể xuất hiện trong nhiều phần khác nhau của khung hình, chủ yếu là trong tiền cảnh và tại các giao điểm. Có nhiều lý do tạo ra điều này.
Quyền lực trong vị trí
Nơi bạn quyết định đặt đối tượng sẽ quyết định tầm quan trọng và quyền lực mà nó nhận được.
Tiền cảnh
Đặt đối tượng trong tiền cảnh không chỉ mang họ đến gần hơn với khán giả mà còn đặt họ ngay “hàng đầu” trong thứ tự mà người xem sẽ nhìn trong hình ảnh. Giả sử mọi thứ nằm trong trường nét, chúng ta có xu hướng nhìn vào các yếu tố ở gần trước, trong tiền cảnh, và sau đó di chuyển ra phía trung cảnh và hậu cảnh. Ở “hàng đầu” mang đến cho họ quyền lực.
Trung tâm khung hình
Trung tâm khung hình là vùng đất vàng của năng lượng thẩm mỹ. Sự cân bằng mà nó tạo ra hướng ánh nhìn của người xem đến thẳng đối tượng của khung hình và mang đến cho nó nhiều quyền hành hơn so với các đối tượng bên rìa khung hình.
Hai giao lộ ở trên
Hãy tưởng tượng đặt hai đối tượng trong khung hình: một ở một trong hai giao điểm phía trên và một ở một trong hai giao điểm phía dưới. Bạn nói xem, đối tượng nào có nhiều quyền lực hơn? Chắc chắn là ở phía trên, đúng không? “Đứng trên” là một vị trí của quyền lực và sự thống trị.
Quyền lực của kích thước
Theo các lý thuyết hàng đầu về thẩm mỹ, hình ảnh lớn tạo ra một lượng năng lượng thẩm mỹ lớn hơn, thường biến chúng thành thứ đầu tiên bạn nhìn vào trong hình ảnh. Vì các đối tượng trong tiền cảnh thường không phải là thứ lớn nhất trong khung hình, vậy nên việc đặt chủ thể trong tiền cảnh sẽ biến nó thành đối tượng được chú ý đến đầu tiên và nhiều nhất trong khung hình.
Vậy nên “bự” không chỉ mang lại biểu tượng của sức mạnh mà còn là vấn đề về mặt thẩm mỹ.
Kích thước không phải là thứ duy nhất quan trọng
Hãy luôn nhớ rằng có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến bố cục. Ví dụ như bạn có thể đặt đối tượng trong tiền cảnh và biến nó thành đối tượng lớn nhất trong khung hình, nhưng nếu giữa toàn bộ khung hình màu xám xịt lại có một đối tượng nhỏ nằm trong hậu cảnh có màu đỏ sáng, mắt của khán giả sẽ bị thu hút đến điểm màu đỏ nhỏ xíu mà nổi bật đó trước khi để ý đến bất cứ thứ gì khác. Điều này được biết đến với tên gọi ‘độ tương phản’.
Khoa học đằng sau các bố cục mang tính điện ảnh là hết sức hấp dẫn. Các yếu tố như màu, kích thước của chủ thể, không gian âm, đường dẫn và nhiều yếu tố khác góp phần truyền tải rất nhiều thông điệp đến khán giả một cách trực quan.
Không phải ai cũng thích toán. Chỉ có một vài người thích nó mà thôi. Nhưng bạn biết gì không, tất cả mọi người đều cần đến một chút kiến thức toán học, kể cả những người làm phim.
May mắn là khi làm việc trong ngành này, bạn không cần phải biết các công thức toán cao cấp hay đại số toán tử, bạn chỉ cần nhớ một số phép tính đơn giản và bạn sẽ ổn thôi.
Trong khi đại đa số chúng ta tham gia làm phim để thể hiện sự sáng tạo của mình, nhưng dù vậy vẫn chúng ta vẫn cần biết một số kiến thức toán học nhất định, đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện tư duy logic của mình.
Dù vậy cũng đừng quá lo lắng. Mấy cái này đơn giản thôi, kể cả khi bạn không phải là một người giỏi toán.
Thang F-Stop
Nếu bạn là quay phim, bạn cần nhớ các thang f-stop. Bạn không biết rằng mình cần phải nhớ điều này ư? Xin lỗi nha bé cưng nhưng nó thực sự rất quan trọng. Tất cả những gì mà bạn cần là nhớ hai con số: 1 và 1.4.
Nếu bạn có thể nhớ hai con số đó, tất cả những gì mà bạn cần làm là nhân đôi chúng để có được hai con số tiếp theo: 2 và 2.8.
Nhân đôi các con số đó, bạn sẽ có số tiếp theo: 4 và 5.6, tiếp tục nhân đôi chúng ta có: 8 và 11 (làm tròn xuống), sau đó là 16 và 22, cứ như thế.
Góc màn trập (Shutter Angle)
Nếu bạn muốn có được ‘film look’ mà bạn luôn mong ước, một trong những điều mà bạn cần lưu ý là motion blur mang tính điện ảnh. Để có được điều điều này, bạn cần biết tính toán tốc độ màn trập khi bạn quay ở 24 fps. Tôi sẽ không khiến bạn hồi hộp: nó là gấp đôi tốc độ khung hình của bạn… nó sẽ là 1/48 hoặc 1/50.
Tránh Flicker
Vấn đề này gây rất nhiều khó chịu, đúng không? Ban ra ngoài và quay được một số footage slow-mo rất dễ thương về thành thị, về nhà kiểm tra lại file trong hậu kỳ thì té ngửa ra là source đầy flicker đáng ghét.
Bạn phải làm gì?
Có một phép toán cho phép bạn tránh được nó.
Và bạn không cần phải thay đổi tốc độ khung hình nếu bạn không muốn. Bạn có thể thay đổi tốc độ màn trập để nó tương thích với đường cong hình sin của nguồn sáng gây ra vấn đề của bạn. Đây là các phương pháp lợi dụng cảm biến của máy quay để đo sáng. Dó đó, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi các filter mà bạn sử dụng, cũng như lượng ánh sáng mất đi khi đi qua ống kính (điều này có thể là vấn đề khi quay trên ống fix, khi mà f-stop không bao gồm hệ số tổn thất trong quá ánh sáng đi qua ống kính).
Monitor và viewfinder
Trong thế giới hình ảnh kỹ thuật số, có thể nói rằng các đơn giản nhất và tốt nhất để đánh giá độ phơi sáng là quan sát hình ảnh trên monitor. Vấn đề là, không phải màn hình nào cũng giống nhau. Các monitor giá rẻ có thể làm sai lệch hình ảnh theo nhiều cách, và thậm chí các màn hình OLED chất lượng cao cũng có thể đánh lừa bạn, hiển thị các vùng shadow tối hơn so với các rạp chiếu hoặc các hệ thống xem phim ở nhà của bạn. Chỉ có hai tình huống mà bạn có thể thực sự đánh giá độ phơi sáng thông qua monitor. Một là, bạn đã sở hữu máy quay và monitor đủ lâu, đủ để bạn quen thuộc với cách hình ảnh hiển thị và thông qua đó biết được thực chất hình ảnh như thế nào khi hoàn thành. Hoặc màn hình của bạn đã được một DIT (Digital Imaging Technician) calibrate một cách chính xác và monitor được đặt trong một môi trường xem chuẩn, được che chắn khỏi những ánh sáng không mong muốn.
Hầu hết máy quay và monitor được tích hợp các công cụ cho phép thể hiện các thông số hình ảnh dưới dạng đồ thị một cách chính xác, và chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp này ở phần sau. Nhưng lưu ý rằng, nếu bạn giám sát hình ảnh ở định dạng log hoặc RAW ở Rec.709, các công cụ này sẽ lấy dữ liệu từ hình ảnh Rec.709.
Waveform and histogram
Đây là các biểu đồ cho thấy tỉ lệ hiện tại của các tone khác nhau trong khung hình. Histogram là loại đơn giản nhất và phổ biến nhất. Trong một Histogram, trục ngang thể hiện độ sáng và trục đứng thể hiện số điểm ảnh tại mức độ sáng tương ứng. Nó giúp bạn có thể dễ dàng biết được liệu rằng hình ảnh đã có đủ các chi tiết mà bạn cần và dynamic range hay chưa. Hình ảnh được phơi sáng đúng, với đầy đủ các sắc độ, sẽ thể hiện một sự phân bố đồng đều trên bề ngang của biểu đồ, không có nhiều chi tiết chạm đến giới hạn ở hai bên, đây là phần highlight và shadow. Một cảnh nội đêm sẽ có biểu đồ nghiêng về phía bên trái (tối hơn), trong khi một hình ảnh có độ sáng cao và độ tương phản thấp sẽ nghiêng về phía bên phải.
Waveform thể hiện độ sáng trên trục đứng, còn trục ngang khớp với vị trí ngang của các giá trị sáng trong khung hình. Mật độ các điểm tiết lộ sự phổ biến của các giá trị. Một waveform với nhiều điểm ảnh ở phía dưới bên trái sẽ cho thấy hình ảnh có nhiều tone màu tối ở phía bên trái khung hình. Do trục thẳng đứng (độ sáng) biểu thị các giá trị IRE (Institute of Radio Engineers), nên waveform là công cụ lý tưởng khi bạn cần biết thông tin phơi sáng theo IRE, thường dùng khi calibrate một hệ thống bằng cách quay một thẻ màu xám. Một yêu cầu thường thấy trong việc giám sát hình ảnh là phông xanh lá phải được chiếu sáng ở mức 50 IRE.
Zebra và false color
Hầu hết tất cả các máy quay đều có zebra, một thiết đặt trong đó các đường chéo xuất hiện ở các khu vực vượt quá một mức IRE nhất định, hoặc nằm ngoài một dải IRE nhất định. Bằng cách đi sâu vào menu, bạn có thể tìm thấy nó và điều chỉnh mức IRE mong muốn. Thông thường, zebra được sử dụng để đánh dấu các vùng highlight bị phơi sáng quá mức (về lý thuyết là trên 100 IRE), hoặc gần quá mức.
Phơi sáng hình ảnh chính xác không chỉ đơn thuần là kiểm soát các vùng highlight, nó là việc cân bằng toàn bộ dải màu – đây là lúc bạn cần dùng đến false color. False color tạo ra một lớp phủ màu giả giống như một bản đồ nhiệt độ trong các chương trình dự báo thời tiết, với một mã màu được gán cho các giá trị độ sáng khác nhau. Các vùng highlight thường có màu đỏ, trong khi các vùng sáng vẫn giữ nguyên chi tiết (thường được biết đến với những tên gọi như ‘đầu gối’ (knee) hoặc ‘vai’ (shoulder) có màu vàng. Màu xám trung tính thường đại diện cho màu xanh lá, màu hồng cho thấy mức độ lý tưởng cho tone màu da của người da trắng (thường ở trong khoảng 55 IRE). Cuối cùng, màu xanh dương đại diện cho vùng ‘ngón chân’ (toe) – vùng tối nhất vẫn giữ được chi tiết. Còn màu tím là vùng thiếu sáng. Lợi thế của zebra và false color so với waveform và histogram là nó chỉ ra cho bạn chính xác khu vực nào trong khung hình đang gặp vấn đề.
Xem thêm nhiều chuyên mục hay cây hoa, phần mềm, các thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Dịch vụ quay video chuyên nghiệp, quay phim sự kiện, quay video clip, quay phim HD, tất cả các dịch vụ về quay phim...
Diễn Đàn Chia sẻ kiến thức đồ hoạ, phần mềm, ứng dụng, công cụ chỉnh sửa hình ảnh, video, photoshop, proshow producer, corel videostudio, after effect, premiere pro, beauty box video...Xem tại : https://trungdan.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét