Nên làm gì khi máy ảnh của bạn không hoạt động

 Bạn yêu chiếc máy ảnh của mình rất nhiều và chăm sóc nó với sự tận tâm tuyệt đối. Bạn (hy vọng rằng) làm sạch cảm biến và lens, cẩn thận giữ chúng khô ráo và tránh nơi có độ ẩm cao. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi dù bạn cẩn thận tới đâu, máy ảnh một lúc nào đó sẽ không hoạt động và bắt đầu có những triệu chứng rất buồn cười? Lỡ như thiết bị yêu quý đó ngừng hoạt động theo cách bạn muốn thì sao? Rồi sao nữa?

Các cách khắc phục dễ dàng

Có vài vấn đề khá phổ thông bạn có thể tự khắc phục được. Bạn có thể tự mình giải quyết mà không cần phải luôn chạy tới nhờ vả cửa hàng máy ảnh địa phương. Vậy nên trước khi chạy tới gặp chuyên gia, hãy xem xét các tuỳ chọn này nếu bạn gặp phải các vấn đề sau đây với máy ảnh của mình.

1. Lens không lấy nét được

Kiểm tra xem tự động lấy nét (autofocus) có bật không – Đây luôn là cách đơn giản nhất. Điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra để chắc rằng bạn đã bật chế độ tự động lấy nét của lens. Có một số lần tôi không nhận ra mình đã nhấn nút chuyển sang lấy nét thủ công (manual focus) và tôi không thể hiểu tại sao lens không hoạt động. Luôn luôn, luôn luôn kiểm tra nút này trước.

Thử gỡ lens ra và gắn lại. Đôi lúc khi thay lens bạn có thể không kết nối máy và lens đúng cách. Trong trường hợp này, máy và lens không thể giao tiếp và camera không thể gửi thông tin tới lens để bắt đầu tự động lấy nét. Hãy chắc rằng bạn nghe tiếng ‘click’ và đảm bảo lens đã được gắn chặt vào thân máy (nếu không nó có thể rơi ra).

Thử dùng đồ nén hoặc thổi khí. Có thể có chút bụi cản trở khả năng hoạt động của máy ảnh, hãy dùng đồ thổi để dọn sạch khu vực ngàm cho cả lens (tiếp xúc kim loại) và trên máy.

Thử dùng đồ thổi khí để dọn sạch khu vực ngàm cho lens. Hãy nhớ đừng đụng vào các hình vuông vàng nhỏ bằng ngón tay. Chúng có thể làm hư và sau đó máy không thể giao tiếp được với lens nữa. Tôi xin lỗi vì để rung tay trong tấm này. Không dễ để giữ camera trong khi chụp với công cụ thổi khí.

Lấy cuốn sổ hướng dẫn sử dụng đáng tin cậy ra và xem liệu có phần sửa lỗi không. Đa số sẽ có một khu vực nơi bạn có thể tìm lời giải cho hầu hết các vấn đề.

Bạn ở quá gần – Mỗi lens có một khoảng cách lấy nét tối thiểu. Nếu bạn ở quá gần chủ thể, lens sẽ không thể lấy nét được. Ví dụ, khoảng cách lấy nét tối thiểu cho lens là 18” và bạn cố chụp macro bông hoa và ở cách nó 8” –  về mặt vật lý, lens sẽ không thể thực hiện được. Hãy thử dùng close-up filter hoặc ống nối máy ảnh (extension tube) để giải quyết vấn đề này.

2. Lỗi thẻ nhớ

Kiểm tra xem thẻ có bị khoá không – Nếu máy không cho phép bạn chụp hoặc xoá ảnh thì có thể là do bạn đã chưa gỡ bỏ cơ chế write protect trên thẻ hoặc bạn đã khoá thẻ rồi. Nếu thẻ bị khoá bạn có thể di chuyển công tắc để mở. Đôi lúc công tắc sẽ hư. Sửa thì dễ thôi. Đặt một miếng băng dính lên khoảng trống nơi công tắc cần được di chuyển tới và thẻ sẽ được mở.

Định dạng – Nếu cách trên không hiệu quả, có thể đây là lúc cân nhắc định dạng (format) lại thẻ. Bạn sẽ mất tất cả hình hiện tại trên thẻ (hãy tải xuống trước) nhưng đây có thể là cách duy nhất để đưa thẻ hoạt động lại.

Ở đây bạn có thể thấy công tắc nhỏ xíu trên thẻ SD. Nếu bạn không thể ghi vào thẻ hãy kiểm tra ở đây

3. Phơi sáng lạ lùng

Nó có thể xảy ra vài lần, bạn đọc thông số phơi sáng chính xác và bằng cách nào đó mọi thứ lại trở nên quá sáng hoặc quá tối. Đầu tiên cần kiểm tra cài đặt phơi sáng.

Có lẽ bạn đã bận chế độ bù trừ sáng (Exposure Compensation). Có nghĩa máy ảnh sẽ thay đổi giá trị được chọn khi camera được đặt ở nhiều chế độ tự động khác nhau (với vài mẫu máy nó thậm chí còn áp dụng trong Manual Mode, hầu hết là dòng Nikon). Hãy kiểm tra để chắc rằng bạn không vô tình bật chế độ đó.

Ối, chắc chắn là tôi đã không nhìn vào thiết lập camera khi chụp tấm này. Hãy luôn kiểm tra chúng khi bạn liên tục cho ra các bức ảnh bị phơi sáng lạ.

Kiểm tra chế độ đo sáng camera sử dụng. Thường thì, vấn để xảy ra do sử dụng chế độ đo sáng điểm (Spot Metering) nếu bạn không cẩn thận và hiểu cách dùng. Nếu nghi ngờ, hãy dùng chế độ đo sáng trung bình (Average) hoặc đánh giá chung (Evaluative) như một kế hoạch dự phòng.

Kiểm tra xem bạn đã không tình cờ kích hoạt chế độ Auto Exposure Bracketing (AEB). Đây là một tai nạn phổ biến và có thể thậm chí bạn không nhận thấy nó đã diễn ra, nhưng phơi sáng mở rộng tự động sẽ chụp nhiều ảnh liên tục cả trong lúc dư và thiếu sáng và điều này có thể gây hại cho ảnh của bạn. Nếu một bức tối và bức sau quá sáng, đó có thể là vấn đề, hãy kiểm tra cài đặt phơi sáng mở rộng nhé.

Biết lúc nào nên để máy ảnh nghỉ ngơi

Có những lúc bạn đã thử mọi cách mà không xoay chuyển được vấn đề. Máy ảnh cũng như các công cụ khác và cuối cùng, nó sẽ kiệt sức. Vậy nên hãy cùng bàn về các dấu hiệu bạn có thể gặp khi máy ảnh gần tới giai đoạn cuối của chúng.

Bị noise do ISO trên máy trở nên trầm trọng hơn. Trong trường hợp này, đến lúc xem xét mua máy mới rồi. Nếu bạn gặp noise trong điều kiện ánh sáng tốt khi để ISO 400 thì bạn cần đi mua máy mới rồi đó.

Tốc độ màn trập cực chậm. Máy ảnh thường có vòng đời dựa trên số lần kích hoạt màn trập tối đa. Một khi máy đạt tới giới hạn, không gì có thể cứu chữa nữa. Bạn sẽ biết liệu camera của mình có đang ở giai đoạn cuối hay không khi màn trập bắt đầu chậm chạp dần và thường có delay sau khi bạn nhấn nút chụp trước khi máy chụp.

Bạn đã vượt quá giới hạn của máy ảnh – Còn một nhân tố nữa không thể giải quyết được. Đôi lúc bạn có thể đi quá khả năng của thiết bị. Tôi đã dùng Canon 50D trong nhiều năm. Nhưng khi tôi nghiêm túc với nghiệp nhiếp ảnh, và tôi cần cái gì đó với số ‘chấm’ cao hơn thì tôi biết rằng đã đến lúc cho chiếc máy đáng yêu của tôi về vườn. Đôi khi chúng ta cần thiết bị tốt hơn và phải chấp nhận sự thật và tiến lên phía trước. Tôi biết nó nghe có vẻ như bạn đang phá huỷ vài mối quan hệ. Ừm thì đó là sự thật. Hãy làm những gì tốt nhất cho bạn và mục tiêu bạn dành cho nhiếp ảnh.

Kết luận

Hãy tiến tụp và kể chúng tôi nghe về máy ảnh của bạn. Cho chúng tôi vài câu chuyện bi hài về nỗi thất vọng với gear của bạn. Kể cho chúng tôi về các cách khắc phục nhanh bạn tìm thấy và về quan hệ yêu-ghét với thiết bị cũ và tại sao bạn lên đời.

Là đơn vị cung cấp các dịch vụ quay phim tự giới thiệu doanh nghiệp, Quay video clip viral, Quay video quảng cáo – TVC, quay phóng sự… Chuyên Quay Phim Chụp Hình Full HD – Giá Cạnh Tranh – Uy Tín, Chất Lượng Cao. Cam Kết Chất Lượng Cao – Tư Vấn Hỗ Trợ 24/7. Dịch Vụ Hoàn Hảo. Đội Ngũ Kinh Nghiệm Cao. Thiết Bị Hiện Đại. Giàu Kinh Nghiệm. Ưu Đãi Tốt Về Giá.
Rô Phi Studio
“RÔ PHI STUDIO – Nhận làm clip, quay clip, Slideshow ảnh, Chụp ngoại cảnh, Quay ngoại cảnh, làm theo yêu cầu Tp.HCM.  Dịch vụ làm clip sinh nhật, Clip tặng người yêu, Quay video cưới hỏi, liên hoan, hội nghị…
Dịch vụ làm video, nhận làm video quảng cáo doanh nghiệp, chụp ảnh sản phẩm, chụp anh xoay 360, dịch vụ video Tp.HCM, ảnh quảng cáo …”
Hotline ☎️: 0972.123.018 – 0931.436.637
Dịch Vụ Sản Xuất, Quay Video, Phim & Hội Nghị, Chụp Ảnh HD
Dịch vụ quay phim quảng cáo spa, tmv, giới thiệu công ty, phóng sự… 0972 123 018 Dịch Vụ Quay Phim, Quay Video Clip, MV, Làm Viral Cho Nhãn Hàng Độc Đáo Sáng Tạo. Đảm Bảo Uy Tín Chất Lượng. Đội Ngũ Chuyên Nghiệp. Thiết Bị Quay Hiện Đại. Cam Kết Giá Trị Cho KH./…

– DỊCH VỤ QUAY PHIM CHUYÊN NGHIỆP TẠI TP.HCM
– DỊCH VỤ QUAY PHIM SỰ KIỆN
– DỊCH VỤ QUAY PHIM HỘI NGHỊ, HỘI THẢO
– DỊCH VỤ QUAY PHIM VIRAL VIDEO
– DỊCH VỤ QUAY PHIM REVIEW SẢN PHẨM
– DỊCH VỤ QUAY PHIM CƯỚI HỎI
– DỊCH VỤ QUAY PHIM SINH NHẬT
– DỊCH VỤ QUAY PHIM BÀI GIẢNG
– DỊCH VỤ QUAY PHIM TEAM BUILDING
– DỊCH VỤ QUAY PHIM GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
– DỊCH VỤ QUAY PHIM CA NHẠC
Hotline: 0972.123.018 Cameraman
Website: RO PHI STUDIO & VIDEO Review – Viral – Animation 2D 3D
https://vi-vn.facebook.com/rophistudio/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK