Tổ chức một sự kiện trực tiếp có thể rất sôi động và thu hút song khó khăn bạn dễ mắc phải đối với loại hình sự kiện này là mức độ phức tạp trong quá trình quay phim trực tiếp. Vì vậy, để tạo ra những thước phim ấn tượng, chắc chắn đội ngũ quay phim phải là những nhân tố hội tụ đầy đủ kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm quay phim chuyên nghiệp.
Vị trí quay phim
Để chắc chắn ghi lại bất kỳ thông tin quan trọng nào về âm thanh - hình ảnh trên máy ảnh của mình, bạn nên nghĩ đến việc quay sự kiện từ càng gần càng tốt.
Thông thường, bạn hay cố chụp cả ảnh rộng và cận cảnh vì nó sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn về quy mô của sự kiện, tuy nhiên vị trí máy ảnh của bạn sẽ phụ thuộc phần lớn vào loại video bạn muốn cho ra kết quả cuối cùng. Một ý tưởng hay là luôn luôn chụp một vài cảnh quay xung quanh trước khi bắt đầu quay sự kiện chính để có thể canh được một số vị trí góc máy, cảnh quay đẹp để sau đó bạn có thể tập trung sự chú ý của mình vào việc thu thập âm thanh.
Chọn nội dung cần quay phim
Bạn nên lập kế hoạch cho các cảnh quay của mình trước khi có một số ý tưởng về việc xử lý video cuối cùng như thế nào sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Các diễn giả chính: Bất kỳ người nổi tiếng, nhà tổ chức hoặc nhà lãnh đạo nào đang thực hiện một bài phát biểu cần phải được trình chiếu trên màn hình để người xem quan sát và nắm bắt được ý tưởng chính về sự kiện. Tìm một vị trí gần, ổn định, nơi bạn có thể ghi được những phân cảnh không bị rung cùng với âm thanh không bị gián đoạn.
B-roll: Cố gắng chụp rất nhiều hình ảnh và hoạt động khác nhau tại sự kiện để hỗ trợ ý tưởng câu chuyện chính của bạn. Chúng sẽ hữu ích trong việc mô tả cảm xúc và cảm xúc của những người tham gia sự kiện để người xem tương tác. Các cảnh quay của B-roll cũng khá tiện dụng khi chỉnh sửa bất kỳ phân cảnh nào trong hành động hoặc lời nói.
Vox-pop: Ghi lại ý kiến của những người có mặt tại sự kiện này có thể là một cách hay để bổ sung ý tưởng của bạn cho câu chuyện sự kiện. Bạn có thể hỏi họ những câu hỏi liên quan hoặc ý kiến cá nhân của họ - tất cả sẽ góp phần vào việc kể chuyện tuyệt vời. Hãy nhớ rằng, để bộ phim sự kiện của bạn trông thật, nó cần phải có quan điểm của ban tổ chức cũng như những người tham gia sự kiện.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng không kém cần đặc biệt lưu ý đó là lí do bạn quay phim sự kiện.
Tăng phạm vi tiếp cận của bạn - Một số người có thể không tham dự sự kiện. Một video ghi lại sự kiện sẽ cho phép họ cảm thấy như thể họ đã không hoàn toàn bỏ lỡ.
Gia tăng giá trị - Video có thể bao gồm thông tin từ sự kiện mà người tham dự sẽ chỉ nhận được khi có mặt ở đó (tức là, thông qua bài trình bày hoặc bài phát biểu). Một phần thông tin được gửi tới một đối tượng cụ thể sẽ tăng thêm giá trị cho trải nghiệm. Đoạn video có thể được truy cập thông qua liên kết tải xuống được.
Trưng bày sản phẩm của bạn - Nó là phương tiện trình chiếu một sự kiện, ghi lại bầu không khí và làm nổi bật công việc của một tổ chức.
Công cụ quảng cáo - Video là công cụ quảng cáo hiệu quả. Nó có thể được sử dụng để quảng cáo sự kiện tiếp theo và khuyến khích sự tham gia hoặc bán vé.
Dễ dàng chia sẻ - Video nhanh chóng chia sẻ với người khác và dễ dàng truy cập. Nó có thể được gửi đến một đối tượng rộng hơn bằng cách nhúng nó vào một email, thông qua một bản tin kỹ thuật số hoặc trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Công cụ đào tạo - Ghi lại kiến thức của người tham gia và chia sẻ với những người khác không thể tham dự. Nó cũng có thể được gói vào một công cụ video trực tuyến để được truy cập nội bộ của nhân viên. Đây cũng là một cách phân phối thông tin hiệu quả về chi phí vì không cần đến sự tham dự cá nhân. Điều này đặc biệt hữu ích cho một công ty trên toàn quốc hoặc toàn cầu.
Trước nay doanh nghiệp của bạn muốn đi đấu thầu dự án hoặc show off cho khách hàng thấy sản phẩm và dịch vụ của công ty mình thì thường sẽ làm văn bản giới thiệu hoặc hồ sơ năng lực dài đến mấy chục trang giấy, toàn chữ là chữ. Nói thật, nếu là khách hàng sẽ chẳng bao giờ có thời gian để đọc hết mấy chục trang giấy toàn chữ như vậy. Vì vậy, doanh nghiệp thay vì phải tốn thời gian công sức ngồi soạn thảo văn bản, rồi phải chỉnh sửa cho chỉnh chu thì việc bỏ ra nữa ngày để quay một phim giới thiệu doanh nghiệp dài vài phút mà có thể show ra bao nhiêu ưu điểm, bao nhiêu thế mạnh của doanh nghiệp mình cho khách hàng cũng như đối tác thấy được thì quả nhiên là hiệu quả hơn rất nhiều hồ sơ giấy đúng không ạ?
Tuy lợi ích mà phim giới thiệu doanh nghiệp quay phim quảng cáo mang lại là rất lớn. Nhưng đòi hỏi quá trình làm phim, doanh nghiệp và đơn vị làm phim phải thật sự hiểu rõ được những yếu tố cần thiết mà doanh nghiệp nên đưa vào sản phẩm giới thiệu của mình. Từ đó, cho ra một phim giới thiệu doanh nghiệp thành công, ý nghĩa và mang lại hiệu quả.
Xây dựng một quan điểm riêng
Quan điểm về công việc, cách tiềm kiếm thành công của doanh nghiệp được truyền tải một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua sản xuất phim tự giới thiệu doanh nghiệp phải thể hiện được cái riêng của doanh nghiệp. Hãy dũng cảm bảo vệ lập trường của mình để câu chữ trong kịch bản của bạn có trọng lượng hơn trong mắt khách hàng.
Viết về những thứ có ích
Hãy luôn cố gắng viết về những thứ có ích cho khách hàng. Khách hàng ngày nay, mong muốn một nhu cầu giải trí nhiều hơn, chỉ khi đáp ứng được nhu cầu đó sản xuất phim tự giới thiệu doanh nghiệp mới thực sự có ý nghĩa.
Chia sẻ những cá tính riêng
Sản xuất phim tự giới thiệu doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có cá tính riêng, giống như lời nói của bạn vậy – nó chia sẻ với khách hàng thông điệp về sứ mệnh và làm cho hình ảnh công ty gần gũi như con người chứ không đơn thuần chỉ là một cỗ máy sản xuất.
Đừng chỉ nên nói về công ty
Hạn chế nói nhiều về chuyện công ty, phô trương thanh thế! rằng bạn tuyệt vời đến đâu hay bạn có những giải pháp hiệu quả nào. Khách hàng cần thu được chính là giá trị câu chuyện bạn đang chia sẻ và lợi ích của họ. Nếu họ không thấy được vị trí bản thân mình trong quảng cáo thì bạn đã hoàn toàn thất bại.
Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc – gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan...
Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả. Qua nhiều năm, đạo diễn và nhà quay phim đã thành lập một kiểu quy ước liên quan đến kỹ thuật, thẩm mỹ và đặc tính tâm lý của nhiều góc quay khác nhau.
Góc ngang ( vừa tầm mắt ) để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Người ta cho là nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim ) quyết định chiều cao của máy quay, và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận cảnh. Vì hướng nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan.
Trong cảnh quay góc cao máy quay nhìn xuống sự vật. Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần ). Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như cho khán giả cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm quan trong của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh.
Trong phim của Murnau The Last Laugh, diễn viên Emil Jannings thường được quay từ trên xuống sau sự sụp đổ của ông, trong khi trước đó các cảnh miêu tả ông như là một ông gác cổng kiêu hãnh thường được quay ở góc thấp. Trong cảnh quay góc thấp, máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Hiệu quả của cách này thường là để tạo kịch tính, tạo nên sự xuyên tạc quyền lực của viễn cảnh và toàn bộ sự việc. Nó thường đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh cho nhân vật.
Sự sắp đặt máy quay góc thấp chiếm ưu thế trong phim Citizen Kane của Orson Welles để làm nổi bật sự to lớn phi thường của ông trùm báo chí. Để chấp nhận việc thường xuyên sử dụng kiểu quay này, Welles đã phải xây dựng phim trường toàn là trần nhà. Chính sự có mặt khắp nơi của trần nhà ở cảnh nền đã tạo nên một trong những nét đặc trưng khác thường của Citizen Kane. Chỉ đơn thuần thay đổi góc quay, đạo diễn có thể không chỉ cho thấy sự thăng trầm trong cuộc đời nhân vật mà còn thổi vào thái độ khán giả phải chấp nhận qua những cá tính và hành động trong phim.
Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả cao ) và rất nhiều góc quay khác được sử dụng cũng như chưa được biết đến qua bao nhiêu thập kỷ làm phim.
Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Có những quy ước quan sát quốc tế dành cho chuyển động máy quay. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.
Một cách nhìn thoáng hơn về luật này là chuyển động bắt đầu và kết thúc ở một điểm đặc biệt nào đó đã được chọn sẵn và quay tập nhiều lần trước khi quay chính thức. Đạo diễn hình ảnh trong trường hợp này khá quan trọng trong việc quyết định chuyển động máy, ví dụ sau một cảnh quay ngang từ trái sang phải không thể nào có cảnh quay ngang từ phải sang trái, hay là sự chuyển động của nghệ sĩ từ trái sang phải không thể theo sau một sự chuyển động khác từ hướng ngược lại.
Ngoài kiểu quay thường còn có kiểu kỹ thuật quay phim cầm tay, một máy quay xách tay nhẹ cân cầm trên tay của nhà quay phim và dựa vào vai của người đó mà không cần dùng chân chống. Kiểu quay này bắt nguồn từ nhà quay phim thời sự và được sử dụng rộng rãi trong các phim tài liệu và những nhà làm phim tiên phong. Đầu những năm 60’ việc sử dụng máy quay phim cầm tay trong việc sản xuất phim điện ảnh ngày càng tăng, vừa tiện lợi vừa đạt được cảm giác thật hơn trong một số cảnh quay phim đẹp.
Hiện nay, nhiều công ty, tổ chức làm phim doanh nghiệp để quảng bá hình ảnh tới khách hàng và mang lại hiệu quả cao. Khi sản xuất phim quảng cáo giới thiệu doanh nghiệp, cần tránh những lỗi cơ bản như thông điệp không rõ ràng, thời lượng phim quá dài, nói quá nhiều về mình mà không mang lại thông tin hữu ích cho khách hàng.
Không có thông điệp rõ ràng
Vì muốn quảng bá về doanh nghiệp nên bạn đưa vào phim rất nhiều thông tin nhưng chưa chắc đó đã là những thông tin hữu ích cho khách hàng và quảng bá hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Liệu bạn có biết mình muốn khách hàng làm gì sau khi xem video này hay không? Nếu bạn không biết thì có lẽ khách hàng và đối tác cũng không biết.
Phim giới thiệu doanh nghiệp cần có thông điệp rõ ràng, đơn giản, súc tích, ý nghĩa để gây ấn tượng với người xem và khiến họ nhớ mãi. Do đó, phải có kịch bản sáng tạo, chi tiết, nêu bật được tầm vóc và cá tính của doanh nghiệp cũng như đảm bảo thông điệp thống nhất từ đầu tới cuối bộ phim.
Không thu hút được sự chú ý của người xem
Rõ ràng, doanh nghiệp của bạn muốn quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp tới khách hàng và kích thích họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Tuy nhiên, câu chuyện trong video giới thiệu về doanh nghiệp lại không làm người xem thấy hấp dẫn và giữ chân họ lâu hơn trước màn hình. Khách hàng sẽ chẳng nhớ doanh nghiệp bạn là ai, hoạt động trong lĩnh vực gì, có những thế mạnh nào và mang lại cho họ những lợi ích gì.
Nói quá nhiều về mình
Đây cũng là sai lầm phổ biến của các công ty khi quay phim quảng cáo giới thiệu doanh nghiệp. Họ luôn nói rằng sản phẩm, dịch vụ của mình là số một, hoàn hảo nhất, tốt nhất mà quên đi rằng dịch vụ, sản phẩm đó mang lại lợi ích gì cho khách hàng. Chính điều này khiến doanh nghiệp mất đi sự kết nối với khách hàng.
Vì thế, hãy cung cấp những điều khách hàng quan tâm và mang lại giá trị cho họ. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có những ưu thế nào và có hữu ích cho khách hàng hay không.
Khi Steve Jobs giới thiệu sản phẩm iPod của hãng Apple, ông có thể nói rằng: “ Apple đã tạo ra chiếc máy nghe nhạc tuyệt vời nhất với trọng lượng nhẹ nhất” nhưng ông đã không nói thế. Thay vào đó, Steve Jobs nói rằng: “Với chiếc iPod này, bạn có thể đặt một nghìn bài hát vào trong túi của bạn”.
Phim quá dài
Thời lượng phim quá dài sẽ khiến người xem thấy mệt mỏi. Người xem chỉ có thể tập trung xem phim trong một thời gian ngắn và sau đó họ bắt đầu xao nhãng. Và những thông tin bạn đưa ra sau đó trở nên vô ích đối với họ. Hãy làm đoạn phim ngắn, cô đọng, chuyển tải những thông điệp cần thiết về doanh nghiệp tới khách hàng.
Không đủ kinh phí
Đôi khi, mọi người nghĩ rằng chỉ cần thuê một đơn vị sản xuất tvc quảng cáo doanh nghiệp thực hiện và đơn vị này sẽ cung cấp cho họ một video chất lượng. Để sản xuất phim giới thiệu doanh nghiệp hay, đặc sắc, công ty của bạn cần bỏ ra một khoản kinh phí dao động từ 10 triệu cho đến 40 triệu, đó là chưa kể kinh phí mua sóng để phát trên truyền hình khi có nhu cầu.
Kỹ năng cân bằng trắng
Cân bằng trắng không chỉ đơn thuần là đưa máy của bạn vào một vật gì đó màu trắng và nhấn một cái nút. Vị trí và góc độ của bề mặt màu trắng đó cũng rất quan trọng. Nguồn sáng chính của bạn là cái gì,đến từ đâu? Từ bóng đèn bên trên hay từ ánh sáng mặt trời ngoài cửa sổ? Hãy điều chỉnh vị trí của việc cân bằng trắng của bạn theo những yếu tố đó.
Nên sử dụng chân máy thay vì vác máy
Nếu bạn không có ý định di chuyển camera (lia hay cho máy chạy) thì chẳng có lý do gì không đặt máy quay của bạn lên trên một bệ đỡ ổn định (chân máy, bàn hoặc sàn nhà).
Kéo dài cảnh quay của bạn
Hãy chắc chắn là bạn sẽ kéo dài cảnh quay đủ để sau này có thể biên tập lại chúng. Hãy đặt một khuôn hình tốt và đếm đến 10 trước khi chuyển sang một cảnh mới.
Sắp đặt cuộc phỏng vấn của bạn
Bỏ ra chút thời gian để sắp xếp nhân vật của bạn cho đúng môi trường hoàn cảnh. Đừng đặt họ cạnh những bức tường. Hãy sắp xếp có tiền cảnh và hậu cảnh trong cảnh quay của bạn để tạo ra chiều sâu cho khuôn hình. Sắp xếp các chủ thể của bạn ở phía phải hoặc phía trái khuôn hình sao cho khi chuyển cảnh những chủ thể này không nằm cùng một phía trên màn hình.
Nắm được câu chuyện và lắng nghe cuộc phỏng vấn
Hãy nói chuyện với người phóng viên để có thể biết hướng mà câu chuyện sẽ đi theo. Hãy thoải mái góp ý nếu góp ý của bạn làm cho mọi việc tốt hơn. Hãy lắng nghe vấn đề chính của cuộc phỏng vấn và tìm ra những câu phát biểu mang tính mấu chốt của cuộc phỏng vấn. Hãy chắc chắn là bạn đã có những hình ảnh để thể hiện nội dung mà cuộc phỏng vấn bàn luận đến. Kiểm soát và chuẩn bị mọi thứ thật kỹ càng.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ liên quan như; may đồng phục giá rẻ, cung cấp đồng phục học sinh, đồng phục công sơ dành cho mọi đối tượng... Chúng tôi đơn vị thiết kế tạo m,ẫu đồng phục chuyên nghiệp dành cho các spa thẩm mỹ viện tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh lân cận... dịch vụ may đồng phục spa nail xuất san các nước như vương quốc Anh, Mỹ... châu âu, châu Úc...
Công ty may đồng phục spa giá rẻ tại TPHCM. Chúng tôi có quy mô xưởng may lớn; đội ngũ công nhân may lành nghề; đặc biệt có bộ phận chuyên môn phụ trách kiểm định sản phẩm đầu cuối; đảm bảo các sản phẩm có độ hoàn chỉnh cao; đường may tỉ mỉ trước khi được bàn giao cho khách hàng...
CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM..., may đồng phục giá rẻ, may đồng phục, may đồng phục spa, xưởng may đồng phục, công ty may đồng phục tphcm, đồng phục mẫu lạ, may đồng phục tmv, may đồng phục văn phòng, may đồng phục quán ăn, may đồng phục nhà hàng, xưởng đồng phục gò vấp, may đồng phục giá rẻ tphcm, đồng phục spa đẹp.
Website: https://maula.vn/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét